Theo công trình nghiên cứu từ các trường đại học và các viện nghiên cứu, hiện nay có khoảng 680 loài nấm thuộc chi Cordyceps.
Có thể bạn quan tâm
Trong đó Đông Trùng Hạ Thảo được hình thành chủ yếu từ hai loài nấm là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris thuộc chi Cordyceps. Cordyceps là tên khoa học của một chi trong ngành nấm. Mọi loài trong chi Cordyceps đều là nấm ký sinh và gây bệnh trên côn trùng.
Cordyceps sinensis
Cordyceps sinensis ( tên khác: Ophiocordyceps sinensis) là loài ký sinh trên ấu trùng côn trùng và phân bố chủ yếu ở Tibet, các vùng đồng cỏ ở Nepal, Bhutan và Bắc Ấn độ nơi có độ cao 3500-5000m so với mực nước biển..

Đặc điểm Cordyceps sinensis:
- Quả thể sinensis có màu nâu đậm đến đen, thường mọc ra từ phần đầu của ấu trùng loài sâu Hepialis armoricanus.
- Phần thân ấu trùng có vàng hay vàng nâu.
- Khi quả thể phát triển thành thục sẽ hình thành bào tử, các bào tử này dễ dàng rời khỏi túi bào tử và phát tán theo gió hoặc rơi xuống đất.
Nhiều công nghệ tiên tiến trong việc nuôi cấy nhân tạo loài nấm này được nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nuôi cấy và sản xuất Cordyceps sinensis chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất hệ sợi nấm.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới chưa thành công trong việc tạo ra quả thể của Cordyceps sinensis trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo.
Cordyceps militaris
Cordyceps militaris dễ dàng hình thành quả thể trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Có giá trị dược liệu cao, hoạt chất Cordycepin trong Cordyceps militaris cao hơn so với Cordyceps sinensis. Cordycepin được chứng minh là có khả năng kháng ung thư, kháng oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, gan, thận… (Tuli và ctv. 2014).
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra các đặc điểm về di truyền học, nhu cầu về dinh dưỡng và môi trường phát triển, các đặc tính dược liệu và sinh hóa của Cordyceps militaris. Từ đó cho thấy nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để nuôi cấy Cordyceps militaris là các loại quả thể như: Ấu trùng, nhộng tằm, sâu hại bắp, sâu đục thân, sâu gạo…Sau này thì ngũ cốc như gạo nứt là nguyên liệu thay thế các loại như sâu, nhộng tằm…trước đó
Tình hình phát triển đông trùng hạ thảo tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của khoa học tiến bộ, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên các giá thể như nhộng tằm, ngũ cốc, gạo nứt…và cơ chất không kém gì với sản phẩm tự nhiên.
Hiện nay Việt Nam cũng đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công loại dược phẩm quý hiếm này, điển hình là công ty TNHH Đông Trùng Hạ Thảo Nhân Tâm, là doanh nghiệp đầu tiên có bề dày kinh nghiệm trong nuôi trồng và sản xuất đông trùng hạ thảo đạt chất lượng cao. Đến nay công ty đã xây dựng thành công xưởng và dây chuyền nuôi trồng đông trùng hạ thảo quy mô lớn tại Đà Lạt.
Theo kiểm nghiệm trên các mẫu vật đông trùng hạ thảo khác nhau thì việc nuôi trồng tại Đà Lạt có môi trường và nhiệt độ lý tưởng luôn mang đến sản phẩm với hàm lượng dược chất cao hơn nhiều lần so với các nơi khác. Cùng với đó theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Công Nghệ Hoá Học Tp. Hồ Chí Minh thì thành phần Cordycepin, Adenosine – hoạt chất quan trọng quyết định giá trị của Đông Trùng Hạ Thảo trong sản phẩm của Nhân Tâm hoàn toàn vượt trội với các mẫu Đông Trùng Hạ Thảo tương tự trên thị trường. Hơn nữa sản phẩm được nuôi trồng và sản xuất đảm bảo đúng quy trình nghiêm ngặt, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với những đóng góp to lớn của mình công ty TNHH Đông Trùng Hạ Thảo Nhân Tâm rất vinh dự khi được các cấp lãnh đạo, nhà nước quan tâm và trao tặng nhiều bằng khen cao quý khác.
- Năm 2015 chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các cấp lãnh đạo trực tiếp vào khảo sát và chỉ đạo tại cơ sở nuôi trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
- Năm 2016 vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại phủ chủ tịch
- Vinh danh và nhận kỷ niệm chương doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.
- Nhà quản lý tiêu biểu thời đại Hồ Chí Minh.
Bài viết liên quan